[tintuc]
1. Trị chứng thân thể suy nhược, đau đầu, hoa mắt: Cao
Ban long, Nhục thung dung, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Hoàng kỳ chế mỗi loại
30gr; Đương quy, Hắc phụ, Địa hoàng mỗi loại 25gr; Đan sa 1,5gr. Các vị tán nhỏ
, trộn lẫn, thêm rượu, nặn thành hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên với rượu ấm, khi
đói ( Thần nông bản thảo )
2. Kinh trị ho lâu không khỏi, hư nhiệt tích ở phổi, nung
nấu thành phế ung, nhổ ra máu mủ, sớm tối không hết, trong bụng khí lạnh, hông
ngực nhẹt nhau: Cao ban long, Tắc kè, A giao, Linh dương giác. Các vị đều 2,5
đc, tán nhỏ. Dùng nước sông 3 bát cho vào nồi đất đun nhỏ lửa còn nủa bát,
thỉnh thoảng nằm ngửa nhấp nuốt 3,4 giọt, rất công hiệu ( Tuệ tĩnh toàn tập ,
tr 92)
3. Kinh trị trên mặt bị phong, lở ngứa: Chót gạc hươu,
mài với rượu mà bôi rất hay ( Tuệ tĩnh toàn tập , tr 128)
4. Kinh trị do thận hư lưng đau như đâm, không thể xây
trở được : Cao ban long 5gr uống với rượu vào lúc đói, ngày uống 2 lần rất hay
( Tuệ tĩnh tr 139)
5. Kinh trị chứng đái đục vì khí hư: Cao Ban long, mỗi
lần dung 2 đc , uống với rượu vào lúc đói, cầm ngay ( Tuệ tĩnh TT, tr 193)
6. Cao bổ dương: Kinh nghiệm chữa chứng dương hư thân
thể, tay chân, khí lực yếu ớt, ăn uống kém sút, tinh lạnh không thể có con, tất
cả mọi chứng dương bất túc và hư hàn thì dùng cao Ban long làm chủ. Hòa vào
nước sôi uống vào lúc đói.( Tuệ tĩnh toàn tập, tr 214)
7. Kinh trị người khí huyết suy kém, nóng hầm hập hư lao
quá sức, mặt bủng đen xám, đau lưng không ngồi lâu được, tóc rụng, răng khô,
hay nhổ vặt : Ban long 1 lạng , Ngưu tất tẩm rượu, sấy khô tán nhỏ. Luyện mật
làm viên , to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước muối và ít rượu
vào lúc đói rất hay ( Tuyệ tĩnh toàn tập, tr 214)
8. Bài “ Dị loại hữu tinh hoàn” kinh nghiệm, có tác dụng
bổ huyết bổ tạng phủ, tinh tủy, đại bổ hư lao : Lộc giác sương hoặc cao Ban
long, Quy bản ( tẩm mỡ hoặc váng sữa nướng vàng), Lộc nhung ( tẩm mỡ hoặc váng
sữa nướng vàng) mỗi thứ 6 phần, Hổ hĩnh ( xương chân trước hổ tẩm rượu nướng
vàng), tủy xương sống lợn đực, mỗi thứ dùng 4 phần, cùng tán nhỏ. Các vị trên
luyện mật cho đều, viên bằng hột ngô đồng mỗi lần uống 50 viên với nước muối
vào lúc đói . ( Tuệ Tĩnh toàn tập, tr 219)
9. Kinh trị băng huyết không cầm: Gạc hươu đốt ra tro tán
nhỏ, mỗi lần uống 2 đc vào lúc đói .( Tuệ tĩnh, tr 232)
10.
Kinh trị ra huyết
trắng hay đỏ, không kể mới hay lâu đều chữa khỏi: Gạc hươu, đốt tồn tính, tán
nhỏ, uống 2đc với rượu vào lúc đói. Nếu là con gái thì thêm tóc rối đốt ra tro
cùng 2 đc, tán nhỏ mỗi lần uống 1đc với nước lạnh, càng hay ( Tuệ tĩnh, tr 234)
11.
Kinh trị đàn bà ra
huyết trắng luôn do hư lạnh : Gạc hươu đẽo ra, sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống
2đc với rượu là khỏi( Tuệ tĩnh, tr 235)
12.
Kinh trị có thai đau
ngang lưng như muốn gãy: Cao Ban long , uống mỗi lần 2 đc với rượu hay nước
nóng.( Tuệ tĩnh , tr 243)
13.
Truyền trị sau khi
sinh, máu xám đưa lên, chóng đầu mờ mắt:Gạc hươu, đốt tồn tính, đổ ra đất cho
tiết hết hỏa độc, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đc thang với rượu, tỉnh ngay (Tuệ
tĩnh, tr 250)
14.
Kinh trị sau khi sinh
máu hôi ra không hết, công vào trong sinh đau bụng : Gạc hươu, đốt tán nhỏ,
hoặc Ban long cao mỗi lần uống 1 đc, dùng Đậu sị sắc làm thang ngày uống
2 lần rất hay ( Tuệ tĩnh tr 251)
15.
Kinh trị sẩy thai ra
huyết , nóng lạnh , nhức nhối, điên hoảng: Cao ban long hoặc Gạc hươu sao
vàng tán nhỏ , mỗi lần uống 3 đc rất hay ( Tuệ tĩnh , tr 256)
16.
Kinh trị vú mới phát
ung, sưng cứng , đau , phat nóng lạnh mà chưa làm mủ, rất hay: Cao chót gạc ,
Đầu chót gạc hươu 3 tấc, chẻ ra , đốt tồn tính, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3đc
với rượu sau khi ăn, nặng lắm uống 2 lần là tiêu, lại dùng gạc hươu mài với
nước đặc phết vào ( tuệ tĩnh, tr 257)
17.
Kinh trị chứng nhũ
nham mới hoặc lâu năm đã vỡ loét : Dùng gạc hươu , mài với rượu mà uống và bôi
vào chỗ đau là khỏi ( Tuệ tĩnh, tr 259)
18.
Kinh trị trên mặt đen
cháy : Chót gạc hươu, mài với nước cho đặc mà bôi dày vào là hết đen.(TT tr
263)
19.
Kinh trị trẻ con sốt
rét: Gạc hươu đẽo vụn ra tán nhỏ, lấy 3 phân hòa với sữa cho uống trước khi lên
cơn ( TT tr 282)
20.
Kinh trị trẻ em chứng
trùng thiệt: Gạc hươu , đẽo ra một đồng, tán nhỏ bôi dưới lưỡi ngày 3 lần, hay
lắm( TT tr 291)
21.
Kinh trị trẻ em chứng
Tỳ nhiệt chảy nước dãi luôn: Gạc hươu , đẽo vụn tán nhỏ, mỗi lần uống 3 phân,
với nước cơm thì khỏi ( TT tr 304)
22.
Kinh trị ung thư phát
bối mới phát chưa thành: Gạc hươu , mài với nước lã mà phết vào, khô thì phết
nữa, phết đến tiêu tan thì thôi. Cần chừa trống ở giữa 1 lỗ cho nó tiết hơi
độc. Rất hay( TT tr 316)
23.
Kinh trị ung thư đã
phá miệng có gòi: gạc hươu, đốt tán nhỏ, trộn với giấm đắp vào, hoặc dùng gạc
hươu mài với giấm( TT tr 320)
24.
Kinh trị đơn độc 5
sắc: Gạc huopwu đốt tán nhỏ , trộn với mỡ heo mà bôi vào , rất công hiệu ( TT
tr 325)
25.
Kinh trị bị ngã từ
trên cao xuống, ứ máu, dập xương: gạc hươu đẽo ra, tán bột, mỗi lần 3đc với
rượu, ngày uống 3 lần ( TT tr 346)
26.
Kinh trị mũi kim đâm
vào thịt , không ra được: Gạc hươu, đốt tán nhỏ trộn với vước mà bôi vào là ran
gay, nếu lâu thì bôi chỉ 1 lần nữa.( TT tr 350)
27.
Kinh trị chứng bệnh
hiện ra như yêu ma quỷ quái xâm nhiễm vào người, sinh ra trầm cảm, giấu giếm,
không chịu nói thực: Gạc hươu, tán bột, hòa 1 đc với nước uống là nói được ngay
( TT tr 359)
28.
Chứng tiêu khát ( Đái
đường) : nếu hỏa bốc lên thời uống bài bát vị thêm sữa người với Cao Ban long,
cao Thục địa, cao Ngũ vị ( Hải Thượng Q2, tr 343)
29.
Chậm đi, chậm mọc
răng, chậm mọc tóc, chậm biết nói, chậm kín thóp, cỏ nghẹo đi, ngực cao như
ngực rùa, lưng cao như lưng rùa, mọi chứng bệnh về tiên thiên không đầy đủ, đều
nên thêm Lộc nhung hoặc Cao ban long, hơn nữa thêm vị Tử hà sa , đó là mượn
những vị hữu tình để giúp cho sức thuốc bằng thảo mộc đều được công hiệu
( Hải thượng Q3, tr 43)
30.
Chứng râu tóc rụng
nhiều và bạc, …, nhưng muốn cho đên và khỏi rụng, thời nên bổ tinh huyết như
bài “Lục vị” bội nhiều Thục địa thêm Nhung và cao ban long ( HT Q3, tr 49)
31.
Chứng thổ huyết và lục
huyết ( máu ra đằng mũi) phần nhiều bởi ở hỏa, nếu là thực thời nên uống thuốc
hàn lương để mát đi, nếu hư là người yếu, xét chân thủy kém thời dùng bài “Lục
vị” thêm Ngũ vị, Ngưu tất, hơn nữa thêm tri bá, Huyền sâm. Xét là chân hảo hư,
thời dùng bài:Bát vị” thêm Ngũ vị, Ngưu tất, Ban long (HT Q3, tr 51)
32.
Chứng tiêu khát do
chân thủy kém thời dùng bài “Lục vị”, là hỏa kém thời dùng bài “bát vị “đều bội
Thục địa, Ngưu tất, Ban long ( HT Q3, tr 52)
33.
Chứng mộng tinh, di
tinh hay hoạt tinh, tạng thận để chứa tinh thần và giữ chân huyết , tạng tâm để
chứa tâm trí và tinh khí, một khi quân hỏa và tướng hỏa động lên, chiêm bao mơ
màng mà tinh khí ra, thời nên uống bài “bát vị “ hoàn thêm Ngũ vị, Phá cố, Ban
long, sữa người để sinh ra tinh khí, và tâm thân tương giao với nhau ( HT Q 3,
tr 54)
34.
Chứng đới hạ ( con gái
là đới hạ hay bạch dâm, con trai là di tinh hay bạch trọc) bệnh bởi tinh huyết
thời phải bổ bằng những vị tinh huyết như bài “bát vị” bội vị Phục linh,Ngũ vị,
Nhung và cao Ban long .( HT, Q3, Tr 55)
[/tintuc]